Thủ tục nhập khẩu rượu mới nhất cần biết
Công nghiệp thực phẩm được hiểu là tất cả hoạt động chế biến, chuyển đổi, bảo quản và đóng gói thực phẩm, bao gồm thức ăn và đồ uống được cấu thành từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Với thực phẩm là đồ uống lại chia ra rất nhiều chủng loại như đồ uống không cồn như nước, trà, cà phê,… và đồ uống có cồn như bia, rượu,…Trong đó, nhóm đồ uống có cồn được Nhà nước quản lý đặc biệt chặt chẽ vì nó có thể gây hại cho sức khoẻ con người. Vì vậy mà các nhà đầu tư muốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bia rượu cũng cần đáp ứng nhiều điều kiện của pháp luật. Chính xác đó là những điều kiện nào thì hãy cùng theo chân bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhé.

Ảnh minh hoạ
1. Định nghĩa liên quan đến nhập khẩu rượu
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005 về định nghĩa nhập khẩu như sau:
“Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 về định nghĩa rượu như sau:
“Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.”
Như vậy, có thể hiểu nhập khẩu rượu là hoạt động đưa hàng hoá (rượu) vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc các khu vực nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ pháp lý liên quan đến nhập khẩu rượu
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019
Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
3. Điều kiện nhập khẩu rượu
3.1 Điều kiện chung về nhập khẩu rượu
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 30 Nghị định 105/2017/NĐ-CP về điều kiện liên quan đến Giấy phép liên quan đến nhập khẩu rượu như sau:
“1. Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu rượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
2. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.”
Như vậy có thể hiểu như sau:
– Đối với rượu thành phẩm, chỉ doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu mới được phép nhập khẩu.
– Đối với rượu bán thành phẩm:
+ Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu chỉ được phép nhập khẩu để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
+ Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp chỉ được phép nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
3.2 Điều kiện phân phối rượu
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP và quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP về điều kiện phân phối rượu như sau:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính); tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu.
– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.
– Trong quá trình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy.
3.3 Điều kiện về hàng hoá
Ngoài những điều kiện đối với thương nhân thì còn cần lưu ý những điều kiện đối với hàng hoá mà cụ thể ở đây là rượu như sau theo khoản 3 Điều 30 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
– Phải được ghi nhãn hàng hóa, dán tem rượu theo quy định tại Điều 6 Nghị định 105/2017/NĐ-CP;
– Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cụ thể là thực hiện công bố sản phẩm rượu (căn cứ tại Điều 5 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP)
Như vậy, hàng hoá là rượu muốn được lưu thông trên thị trường Việt Nam cần phải có nhãn hàng hoá, tem rượu và được công bố sản phẩm theo đúng quy định.
4. Thủ tục cấp Giấy phép phân phối rượu
Như đã nêu tại Mục 3 thì để nhập khẩu rượu thì doanh nghiệp cần có Giấy phép phân phối rượu hoặc Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (đối với việc nhập khẩu rượu bán thành phẩm) theo thủ tục dưới đây:
Xem thêm TTHC:
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép phân phối rượu
Cấp lại Giấy phép phân phối rượu
Cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô từ 3 triệu lít/năm trở lên)
Cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)
6. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhập khẩu rượu
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP về quyền và nghĩa vụ chung của thương nhân kinh doanh rượu như sau:
– Quyền và nghĩa vụ chung:
+ Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
+ Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
– Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối rượu:
+ Nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
+ Bán rượu cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
+ Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
+ Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp phép.
5. Những lưu ý liên quan đến nhập khẩu rượu
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 105/2017/NĐ-CP :
Rượu bán thành phẩm nhập khẩu không phải dán tem.
Theo khoản 4 Điều 30 Nghị định 105/2017/NĐ-CP :
Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.
Có thể bạn quan tâm:
Bán rượu bia theo hình thức thương mại điện tử, DN cần lưu ý gì?
09 địa điểm không được uống rượu, bia kể từ ngày 01/01/2020
Thủ tục Cấp Giấy phép bán buôn rượu cần biết
Thủ tục cấp Giấy phép bán lẻ rượu mới nhất
Thủ tục cấp Giấy phép phân phối rượu mới nhất
Nguồn: https://bachkhoaluat.vn/cam-nang/16402/thu-tuc-nhap-khau-ruou-moi-nhat-can-biet