info@cbilaw.vn
+ (84) 028 3979 8855

Thông báo thay đổi nội dung hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân

Khi có sự thay đổi về nội dung hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân đã gửi cho Bộ Công an, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phải thực hiện cập nhật, bổ sung hồ sơ này thông qua thủ tục thông báo thay đổi nội dung hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến quý độc giả cụ thể hơn về vấn đề này theo quy định pháp luật hiện hành.

Ảnh minh hoạ

1. Căn cứ pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân

– Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Dữ liệu cá nhận là gì? Xử lý dữ liệu cá nhân là gì?

2.1 Dữ liệu cá nhân là gì?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có giải thích về dữ liệu cá nhân như sau:

“1. Dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể. Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.”

Theo đó, căn cứ Khoản 3 và Khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì dữ liệu cá nhân gồm:

Dữ liệu cá nhân cơ bản:

– Họ, chữ đệm và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có);

– Ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích;

– Giới tính;

– Nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại, quê quán, địa chỉ liên hệ;

– Quốc tịch;

– Hình ảnh của cá nhân;

– Số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số định danh cá nhân, số hộ chiếu, số giấy phép lái xe, số biển số xe, số mã số thuế cá nhân, số bảo hiểm xã hội, số thẻ bảo hiểm y tế;

– Tình trạng hôn nhân;

– Thông tin về mối quan hệ gia đình (cha mẹ, con cái);

– Thông tin về tài khoản số của cá nhân; dữ liệu cá nhân phản ánh hoạt động, lịch sử hoạt động trên không gian mạng;

– Các thông tin khác gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể không thuộc dữ liệu cá nhân nhạy cảm quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP.

Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:

– Quan điểm ​​chính trị, quan điểm tôn giáo;

– Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;

– Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;

– Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;

– Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;

– Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;

– Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;

– Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

– Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị.

2.2 Xử lý dữ liệu cá nhân là gì?

Căn cứ quy định tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP, khái niệm xử lý dữ liệu cá nhân được định nghĩa như sau:

“7. Xử lý dữ liệu cá nhân là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân, như: thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan.”

Như vậy, xử lý dữ liệu cá nhân được hiểu là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân, như: thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan.

3. Thủ tục thông báo thay đổi nội dung hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân

Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 24 Nghị định 13/2023/NĐ-CP, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân cập nhật, bổ sung Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân khi có sự thay đổi về nội dung hồ sơ đã gửi cho Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao). Hồ sơ gồm:

– Hồ sơ dành cho cá nhân:

a. Thông báo thay đổi nội dung hồ sơ (dành cho cá nhân) – 01 bản chính theo Mẫu số 05b Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP;

b. Hồ sơ Đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân (dành cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và Xử lý dữ liệu cá nhân) – 01 bản chính theo Mẫu Đ24-DLCN-01;

c. Hồ sơ Đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân (dành cho Bên Xử lý dữ liệu cá nhân) – 01 bản chính theo Mẫu Đ24-DLCN-02;

d. Hồ sơ Đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân (dành cho Bên thứ Ba) – 01 bản chính theo Mẫu Đ24-DLCN-03;

e. Các văn bản, tài liệu có liên quan tới việc bổ sung hồ sơ. 

– Hồ sơ dành cho tổ chức:

a. Thông báo thay đổi nội dung hồ sơ (dành cho tổ chức) – 01 bản chính theo Mẫu số 05a Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP;

b. Hồ sơ Đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân (dành cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và Xử lý dữ liệu cá nhân) – 01 bản chính theo Mẫu Đ24-DLCN-01;

c. Hồ sơ Đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân (dành cho Bên Xử lý dữ liệu cá nhân) – 01 bản chính theo Mẫu Đ24-DLCN-02;

d. Hồ sơ Đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân (dành cho Bên thứ Ba) – 01 bản chính theo Mẫu Đ24-DLCN-03;

e. Các văn bản, tài liệu có liên quan tới việc bổ sung hồ sơ. 

Xem chi tiết thủ tục tại: Thủ tục thông báo thay đổi nội dung hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân.

4. Biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân

Biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 13/2023/NĐ-CP bao gồm:

– Biện pháp quản lý do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện;

– Biện pháp kỹ thuật do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện;

– Biện pháp do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;

– Biện pháp điều tra, tố tụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện;

– Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Mọi thắc mắc, nhu cầu tư vấn liên quan đến dịch vụ thực hiện thủ tục Thông báo thay đổi nội dung hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân mới nhất và các dịch vụ pháp lý khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH CBI để được hỗ trợ.

[vc_row][vc_column width=”1/2″]

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.

[/vc_column][vc_column width=”1/2″][miako-vc-contact-info title=”THÔNG TIN LIÊN HỆ” company_description=”Công ty Luật TNHH CBI chuyên tư vấn về pháp lý doanh nghiệp, đầu tư và được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín tại Việt Nam.” address=”87A đường Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.” phone=”+ (84) 28 3979 8855″ email=”info@cbilaw.vn” fax=””][/vc_column][/vc_row]