info@cbilaw.vn
+ (84) 028 3979 8855

Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài mới nhất

Hiện nay, thị trường bất động sản được đánh giá là một trong những thị trường rất có sức hút đối với những nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mà đặc biệt là đối với những chủ thể nước ngoài khi thực hiện đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam thì lại cần nhiều điều kiện cũng như phải thực hiện các thủ tục liên quan. Vì vậy mà nhiều người cũng đang rất quan tâm đến những quy định của pháp luật về vấn đề này. Vậy thì hãy để bài viết dưới đây giải đáp về vấn đề này nhé.

Ảnh minh hoạ

1. Khái niệm liên quan đến doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài.

1.1 Khái niệm kinh doanh bất động sản

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về khái niệm kinh doanh bất động sản như sau:

Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.

Như vậy, có thể hiểu việc kinh doanh bất động sản là một hình thức kinh doanh nhằm mục đích sinh lợitừ bất động sản.

1.2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại khoản 19, 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020:

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

Như vậy, có thể hiểu một tổ chức kinh tế có thành viên hay cổ đông là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thì sẽ được gọi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Quy định pháp luật liên quan đến thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài.

Luật Kinh doanh bất động sản 2014

Luật Đầu tư 2020

Luật Doanh nghiệp 2020

Nghị định 31/2021/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư

3. Điều kiện tiếp cận thị trường khi kinh doanh bất động sản tại Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài

– Kinh doanh bất động sản là ngành nghề thuộc Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP vì vậy mà nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ những điều kiện cũng như phạm vi được phép kinh doanh bất động sản theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như sau:

3.1 AFAS (Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ) mở cửa cho các dịch vụ sau:

– Dịch vụ thuê/cho thuê liên quan tới nơi cư trú tự sở hữu hoặc đi thuê (CPC 82101): không hạn chế

– Dịch vụ thuê hoặc cho thuê liên quan tới các địa điểm phi cư trú tự sở hữu hoặc đi thuê (CPC 82102): không hạn chế

– Dịch vụ quản lý các bất động sản dùng cho cư trú trên cơ sở hợp đồng hoặc thanh toán phí (CPC 82201): không hạn chế

– Dịch vụ quản lý các bất động sản dùng cho cư trú trên cơ sở hợp đồng hoặc thanh toán phí (CPC 82202): không hạn chế

3.2 EVFTA (Hiệp định thương tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu)

Không cam kết đối với quyền sở hữu đất, thu hồi quyền sử dụng đất, cho thuê đất, sử dụng đất đai, quy hoạch đất đai, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tài nguyên thiên nhiên được tìm thấy trong đất thuộc về Nhà nước Việt Nam. Di sản văn hóa không xác định được chủ sở hữu được tìm thấy trong đất thuộc về Nhà nước Việt Nam. Không cam kết đối với các biện pháp liên quan đến việc mua bán, sở hữu và cho thuê bất động sản nhà ở của người nước ngoài.

3.3 CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương)

Về việc xây dựng, cho thuê, mua, thuê mua, và chuyển nhượng bất động sản, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định hạn chế hơn đối với các chủ thể nước ngoài so với các chủ thể Việt Nam. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chỉ có thể:

Về bất động sản nhà ở:

+ Xây dựng bất động sản nhà ở để bán, cho thuê, hay thuê mua trên đất được Nhà nước giao;

+ Xây dựng bất động sản nhà ở để cho thuê trên đất thuê của Nhà nước;

+ Mua, thuê mua hay thuê bất động sản nhà ở thương mại trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở

+ Thuê bất động sản nhà ở để cho thuê lại

+ Nhận chuyển nhượng các dự án bất động sản nhà ở, một phần hay toàn bộ để xây dựng công trình nhà ở để bán hay cho thuê.

Về bất động sản thương mại:

+ Xây dựng công trình thương mại để bán, cho thuê hay thuê mua trên đất thuê của Nhà nước;

+ Xây dựng công trình thương mại trên đất được thuê trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hay khu kinh tế để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.

+ Mua hay thuê mua bất động sản thương mại để sử dụng theo đúng chức năng của chúng.

+ Thuê bất động sản thương mại để sử dụng hay cho thuê lại;

+ Nhận chuyển nhượng các dự án bất động sản thương mại, một phần hay toàn bộ, để xây dựng công trình thương mại để bán hay cho thuê.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có thể cung cấp các dịch vụ môi giới bất động sản; sàn giao dịch bất động sản, dịch vụ tư vấn bất động sản, và dịch vụ quản lý bất động sản, đối với cả bất động sản nhà ở và thương mại.

Để rõ ràng hơn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức và cá nhân nước ngoài chỉ được phép thực hiện các hoạt động kể trên.

– Phụ lục NCM II – Tiểu phụ lục A: Dịch vụ Bất động sản:

+ Bao gồm tài sản sở hữu hoặc tài sản thuế (CPC 821): Không hạn chế

+ Trả phí hoặc trên cơ sở hợp đồng: Không hạn chế.

Tùy thuộc vào từng quốc tịch của nhà đầu tư mà điều kiện tiếp cận thị trường sẽ khác nhau. Trong trường hợp quốc gia mà nhà đầu tư mang quốc tịch không là thành viên của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam có đưa ra cam kết thì sẽ áp dụng nguyên tắc áp dụng hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo Khoản 3 ,4 Điều 17 Nghị định 31/2021/NĐ-CP .

4. Phạm vi kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 về phạm vi kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

– Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;

– Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

– Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

– Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

– Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.

5. Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài

Tùy theo hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh bất động sản phải thực hiện các thủ tục sau đây::

–  Xin chấp thuận chủ trương đầu tư

– Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư

– Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Xem thêm TTHC:

Quyết định chủ trương đầu tư của quốc hội (đối với dự án không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)      

Quyết định chủ trương đầu tư của thủ tướng chính phủ (đối với dự án không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)          

Quyết định chủ trương đầu tư của ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với dự án không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) 

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư

Đăng ký thành lập công ty cổ phần

Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Đăng ký thành lập mới công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu

6. Những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài

Ngoài những quy định trên thì còn có những điểm chúng ta cần lưu ý như sau:

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng để sử dụng làm văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo đúng công năng sử dụng của nhà, công trình xây dựng đó.

– Ngoài kinh doanh bất động sản có sẵn thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn được phép kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai theo đúng quy định tại Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và việc thanh toán sẽ được thực hiện như sau: lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng, những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng bất động sản nhưng tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng.

– Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài cũng cần tuân thủ những quy định về bất động sản được đưa vào kinh doanh tại Điều 9 và Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014

Có thể bạn quan tâm:

Những hành vi vi phạm quy định về kinh doanh bất động sản và mức xử phạt hành chính?

Thủ tục thành lập công ty môi giới bất động sản mới nhất

Điều kiện, thủ tục thành lập sàn giao dịch bất động sản

Nguồn: https://bachkhoaluat.vn/cam-nang/15979/thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-kinh-doanh-bat-dong-san-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai-moi-nhat

Leave a Reply