info@cbilaw.vn
+ (84) 028 3979 8855

Giấy phép kinh doanh

Việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm hàng đầu của các tổ chức kinh tế khi thực hiện đầu tư vào thị trường Việt Nam. Do có yếu tố nước ngoài nên việc thành lập hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được pháp luật quy định rất chặt chẽ, theo đó tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cần đáp ứng một số điều kiện nhất định và có giấy phép kinh doanh. Như vậy, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện gì để được cấp giấy phép kinh doanh? Và trình tự, thủ tục được thực hiện như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc vấn đề trên theo quy định pháp luật hiện hành.

Ảnh minh hoạ

1. Khái niệm tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 về khái niệm tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

 “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản rằng một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp đó.

2. Quy định pháp luật liên quan doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

– Luật Đầu tư 2020

– Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

3. Các trường hợp được cấp giấy phép kinh doanh

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP , giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau đây:

– Thứ nhất, thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

– Thứ hai, thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam  Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

– Thứ ba, thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

– Thứ cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Thứ nămcho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

– Thứ sáucung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

– Thứ bảycung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

– Thứ támcung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

– Cuối cùngcung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

4. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh 

Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài như sau:

Trường hợp 1: Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

– Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

Trường hợp 2: Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

– Đáp ứng tiêu chí sau:

+ Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

+ Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

+ Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

+ Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Trường hợp 3: Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: 

– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

– Đáp ứng tiêu chí sau:

+ Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

+ Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

+ Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

+ Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

– Đáp ứng tiêu chí sau:

+ Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

+ Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

+ Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

+ Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Trường hợp 4: Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: đáp ứng các điều kiện được nêu tại trường hợp 2.

– Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:

+ Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

+ Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

– Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

5. Nội dung giấy phép kinh doanh 

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, giấy phép kinh doanh bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;

– Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập;

– Hàng hóa phân phối;

– Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;

– Các nội dung khác.

6. Trình tự thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về trình tự thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện như sau:

Xem thêm TTHC

Cấp giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hoá

Cấp giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn các hàng hoá là dầu, mỡ bôi trơn

Cấp giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện quyền phân phối bán lẻ các hàng hoá là gạo, đường, vật phẩm ghi hình, sách báo và tạp chí

Cấp giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dịch vụ khác quy định tại Khoản d, đ, e, g, h, i Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP     

Cấp lại giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

6. Những điều cần lưu ý về cấp Giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài

– Thứ nhất, về thời hạn kinh doanh. Theo đó:

+ Thời hạn kinh doanh đối với các trường hợp ( Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

+ Thời hạn kinh doanh cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép kinh doanh đã được cấp.

– Thứ hai, về các trường hợp không cần phải xin giấy phép kinh doanh. Theo đó, đối tổ chức kinh tế là nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế đầu tư theo hợp đồng BCC mà  tỷ lệ vốn góp của tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tỷ lệ dưới 51% không cần phải xin giấy phép khi hoạt động kinh doanh.

– Thứ ba, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sau khi có Giấy phép kinh doanh và tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.

Mọi thắc mắc, nhu cầu tư vấn liên quan đến dịch vụ xin cấp Giấy phép kinh doanh và các dịch vụ pháp lý khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH CBI để được hỗ trợ.

[vc_row][vc_column width=”1/2″]

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.

[/vc_column][vc_column width=”1/2″][miako-vc-contact-info title=”THÔNG TIN LIÊN HỆ” company_description=”Công ty Luật TNHH CBI chuyên tư vấn về pháp lý doanh nghiệp, đầu tư và được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín tại Việt Nam.” address=”87A đường Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.” phone=”+ (84) 28 3979 8855″ email=”info@cbilaw.vn” fax=””][/vc_column][/vc_row]

Leave a Reply