Điều kiện, thủ tục kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Hiện nay, nhu cầu du học sang các nước ngày càng tăng nên lựa chọn an toàn và nhanh chóng nhất là thông qua các trung tâm tư vấn du học. Nghề tư vấn du học là một trong những công việc đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm và đặc biệt là kiến thức để có thể tư vấn cho du học sinh một cách chính xác, uy tín nhất. Do đó, cần phải đáp ứng đủ các điều kiện thì doanh nghiệp mới có thể đi vào hoat động. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến quý độc giả những điều kiện, thủ tục kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
Ảnh minh hoạ
1. Khái niệm kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Căn cứ Khoản 2 Điều 106 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định những việc trong kinh doanh dịch vụ tư vấn du học:
“Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bao gồm:
– Giới thiệu, tư vấn thông tin về chính sách giáo dục của các quốc gia và vùng lãnh thổ; tư vấn lựa chọn trường học, khóa học, ngành nghề và trình độ phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người học;
– Tổ chức quảng cáo, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du học theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức chiêu sinh, tuyển sinh du học;
– Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cần thiết cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập;
– Tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, đưa cha mẹ hoặc người giám hộ tham quan nơi đào tạo ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
– Các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.”
Như vậy, tư vấn du học là công việc sử dụng kiến thức và thông tin có sẵn phù hợp với nhu cầu của khách hàng để tư vấn, giới thiệu trực tiếp cho khách hàng về các chương trình du học của tổ chức. Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ du học, giấy tờ liên quan, thủ tục làm visa, chăm sóc khách hàng trong quá trình làm hồ sơ du học.
2. Căn cứ pháp lý liên quan đến dịch vụ tư vấn du học
– Nghị định 46/2017/NĐ-CP Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
– Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP
3. Đối tượng được kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Căn cứ Khoản 1 Điều 106 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, đối tượng kinh doanh dịch vụ tư vấn du học là tổ chức bao gồm:
– Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.
– Các đơn vị sự nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
– Tổ chức giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Căn cứ Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo đó, tổ chức muốn thực hiện hoạt động kinh doanh này cần phải đáp ứng đầu đủ các điều kiện theo quy định pháp luật chuyên ngành.
Căn cứ Điều 107 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 135/2018/NĐ-CP thì điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học như sau:
– Đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học có trình độ đại học trở lên;
– Đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương;
– Đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
5. Trình tự, thủ tục kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học cần thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học theo quy định tại Điều 107 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 44 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP.
Xem thủ tục chi tiết tại đây: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Lưu ý: Trong quá trình hoạt động, nếu tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có nhu cầu thay đổi thông tin về Giấy chứng nhận thì đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
Xem thêm TTHC: Điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
6. Một số vấn đề cần lưu ý
Căn cứ Điều 109 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có thể bị đình chỉ kinh doanh trong các trường hợp sau:
– Gian lận để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
– Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 107 của Nghị định này;
– Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
– Cho thuê hoặc cho mượn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 110, Nghị định cũng quy định các trường hợp dẫn đến thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học:
– Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bị giải thể theo quy định pháp luật;
– Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học vẫn tiếp tục hoạt động dịch vụ tư vấn du học;
– Hết thời hạn đình chỉ mà tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học không khắc phục được nguyên nhân;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Mọi thắc mắc, nhu cầu tư vấn liên quan đến Điều kiện, thủ tục kinh doanh dịch vụ tư vấn du học và các dịch vụ pháp lý khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH CBI để được hỗ trợ.
[vc_row][vc_column width=”1/2″]
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
[/vc_column][vc_column width=”1/2″][miako-vc-contact-info title=”THÔNG TIN LIÊN HỆ” company_description=”Công ty Luật TNHH CBI chuyên tư vấn về pháp lý doanh nghiệp, đầu tư và được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín tại Việt Nam.” address=”87A đường Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.” phone=”+ (84) 28 3979 8855″ email=”info@cbilaw.vn” fax=””][/vc_column][/vc_row]