info@cbilaw.vn
+ (84) 028 3979 8855

Điều kiện, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ mới nhất

Chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển đổi, trao đổi hoặc truyền tải tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm và công nghệ từ những người hay tổ chức có kiến thức chuyên môn đến những người hay tổ chức khác để tăng cường khả năng sản xuất và đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mới, cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc giảm chi phí sản xuất. Chuyển giao công nghệ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức và đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì hoạt động chuyển giao công được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Ảnh minh hoạ

1. Định nghĩa liên quan đến chuyển giao công nghệ

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017:

“7. Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

Ngoài ra tại khoản 8, 9, 10 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 cũng quy định về việc chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước như sau:

“8. Chuyển giao công nghệ trong nước là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.

9. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.

10. Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.”

Như vậy chuyển giao công nghệ được hiểu đơn giản là việc chuyển nhượng hay chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ một bên sang bên còn lại.

2. Căn cứ pháp lý liến quan đến chuyển giao công nghệ

Luật Chuyển giao công nghệ 2017

Nghị định 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ

3. Chủ thể có quyền chuyển giao công nghệ

Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 17 Luật Chuyển giao công nghệ 2017:

“1. Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.”

Như vậy, chủ thể hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ đồng ý được quyền chuyển giao công nghệ.

4. Trình tự thủ tục chuyển giao công nghệ

4.1 Ký hợp đồng chuyển giao công nghệ

Căn cứ vào Chương III Luật Chuyển giao công nghệ 2017 một quy trình chuyển giao công nghệ được thực hiện như sau:

– Bước 1: Bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao thoả thuận giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ

– Bước 2: Thực hiện việc chuyển giao theo đúng như thoả thuận tại hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Trong đó: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017:

“1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:

a) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;

Như vậy, với công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ của cơ quan có thẩm quyền.

4.1 Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ

– Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký văn bản giao kết chuyển giao công nghệ, bên có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký chuyển giao công nghệ gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Xem thêm thủ tục tại đây:

– Thủ tục cấp giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ

–  Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và công nghệ)

5. Những điều cần lưu ý khi chuyển giao công nghệ

Theo quy định tại Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 về việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:

1. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.

2. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.

3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, bên chuyển giao cũng bên nhận chuyển giao công nghệ cũng cần quan tâm đến quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển giao tại Điều 25, 26 Luật Chuyển giao công nghệ 2017.

Lưu ý về hiệu lực cũng như việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 32 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 như sau:

“1. Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ có hiệu lực kể từ ngày cấp.

2. Cơ quan cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nội dung trong Giấy phép chuyển giao công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;

b) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ hoặc đăng ký chuyển giao công nghệ;

c) Theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp vi phạm pháp luật có liên quan.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ và được hưởng hỗ trợ, ưu đãi theo quy định của pháp luật mà Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ bị hủy bỏ hiệu lực thì phải hoàn trả Nhà nước các khoản hỗ trợ, ưu đãi đã được nhận theo quy định của Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm:

Hỏi đáp về đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ

Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ

Điều kiện, thủ tục cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ cần biết

Nguồn: https://bachkhoaluat.vn/cam-nang/16814/dieu-kien-thu-tuc-cap-giay-chung-nhan-dang-ky-chuyen-giao-cong-nghe-moi-nhat

Leave a Reply