info@cbilaw.vn
+ (84) 028 3979 8855

Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất

Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng. Việt Nam là một thị trường bán lẻ hấp dẫn, giàu tiềm năng, thu hút không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà còn rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đã có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc,… tiếp cận thị trường và đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, khi muốn thực hiện hoạt động bán lẻ tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện nhất định. Bên cạnh đó, đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam mong muốn lập thêm cơ sở bán lẻ khác thì phải xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến quý độc giả cụ thể hơn về điều kiện, quy trình thủ tục xin Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất.

Ảnh minh hoạ

1. Khái niệm cơ sở bán lẻ

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CPbán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 cũng tại Điều này, cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.

Căn cứ theo quy định tại khoản 9 cũng tại Điều này, cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam.

2. Quy định pháp luật liên quan Cơ sở bán lẻ

– Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

3. Điều kiện xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất

Khi nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài muốn lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, theo đó cần được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất. Để được chấp thuận cấp giấy phép, nhà đầu tư cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định. Căn cứ vào Điều 22, khoản 1 Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, các điều kiện này bao gồm:

– Thứ nhất, có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;

– Thứ hai, không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;

– Thứ ba, địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý;

– Thứ tư, đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này, trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini.

Tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) được đề cập tại điều kiện thứ tư được quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP bao gồm:

– Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động;

– Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý;

– Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý;

– Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý;

– Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể:

+ Tạo việc làm cho lao động trong nước;

+ Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý;

+ Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý;

+ Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Như vậy, để được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thì nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đề cập trên.

4. Hồ sơ xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất

Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất cần chuẩn bị các hồ sơ tài liệu được quy định tại Điều 27 Nghị định 09/2018/NĐ-CP bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

Xem mẫu: Đơn đề nghị cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP

2. Bản giải trình có nội dung:

– Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định này; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

– Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

– Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.

5. Bản giải trình các tiêu chí ENT (trong trường hợp phải thực hiện ENT) bao gồm:

– Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý;

– Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý;

– Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể:

+ Tạo việc làm cho lao động trong nước;

+ Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý;

+ Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý;

+ Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

5. Trình tự thủ tục xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất

Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

Nếu cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài có diện tích dưới 500m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini thì các chủ thể này cần thực hiện thủ tục cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất, cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thuộc trường hợp không phải thực hiện thủ tục kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).

Tham khảo thủ tục:

– Cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất, cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thuộc trường hợp không phải thực hiện thủ tục kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)

Nếu cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài không thuộc trường hợp nêu trên thì cần thực hiện thủ tục cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)

Tham khảo thủ tục:

– Cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)

6. Một số vấn đề cần lưu ý

Sau khi được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cần lưu ý

Thứ nhất, về chế độ báo cáo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, như sau:

– Định kỳ hàng năm, trước ngày 31 tháng 01, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Xem mẫu: Báo cáo thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa mẫu số 13 ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP

– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, hoạt động của cơ sở bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sẽ bị thu hồi trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 43 Nghị định 09/2018/NĐ-CP bao gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của dự án lập cơ sở bán lẻ, Giấy phép kinh doanh bị thu hồi;

– Nội dung kê khai trong hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ là giả mạo;

– Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp quy định phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép;

– Sau 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp quy định phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

– Ngừng hoạt động bán lẻ tại cơ sở bán lẻ quá 12 tháng mà không báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép;

– Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định trong 24 tháng liên tiếp;

– Không gửi báo cáo, tài liệu, giải trình theo quy định sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn yêu cầu.

Mọi thắc mắc, nhu cầu tư vấn liên quan đến dịch vụ xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất và các dịch vụ pháp lý khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH CBI để được hỗ trợ.

[vc_row][vc_column width=”1/2″]

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.

[/vc_column][vc_column width=”1/2″][miako-vc-contact-info title=”THÔNG TIN LIÊN HỆ” company_description=”Công ty Luật TNHH CBI chuyên tư vấn về pháp lý doanh nghiệp, đầu tư và được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín tại Việt Nam.” address=”87A đường Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.” phone=”+ (84) 28 3979 8855″ email=”info@cbilaw.vn” fax=””][/vc_column][/vc_row]