info@cbilaw.vn
+ (84) 028 3979 8855

Cấp lại Giấy phép lao động

Việt Nam đang ngày càng hội nhập, nên nhu cầu sử dụng chuyên gia và lao động nước ngoài của các doanh nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều phải có Giấy phép lao động – giấy tờ pháp lý đảm bảo điều kiện để người lao động nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể Giấy phép lao động bị mất, bị hư hỏng hay chỉ đơn giản là người lao động muốn thay đổi thông tin của mình. Hãy cùng tìm hiểu về Thủ tục cấp lại Giấy phép lao dộng cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam tại bài viết dưới đây.

Ảnh minh hoạ

1. Giấy phép lao động là gì?

Pháp luật hiện hành không có quy định về khái niệm Giấy phép lao động, tuy nhiên ta có thể hiểu Giấy phép lao động là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật. Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động được coi là làm việc hợp pháp, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quan hệ lao động tại Việt Nam.

2. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Lao động 2019;

– Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;

– Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động việt nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

 3. Điều kiện để người nước ngoài được cấp lại Giấy phép lao động tại Việt Nam

* Các trường hợp người lao động nước ngoài được cấp lại Giấy phép lao động:

Đối với Giấy Phép lao động còn thời hạn:

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP, Giấy phép lao động được cấp lại theo một trong các trường hợp sau đây:

– Lao động nước ngoài có Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất;

– Lao động nước ngoài có Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng; hoặc

– Thay đổi một trong các nội dung sau: họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

Các loại giấy tờ chứng minh lý do phải cấp lại:

– Trường hợp Giấy phép lao động bị mất: Có xác nhận của công an xã hoặc Đại sứ quán/ Lãnh sự quán.

– Trường hợp thay đổi thông tin: Chuẩn bị cả bản thông tin mới và thông tin cũ.

– Trường hợp Giấy phép lao động bị hỏng: Chuẩn bị bản gốc Giấy phép lao động bị hỏng.

4. Thủ tục cấp lại Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

* Thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Nghị định 70/2023/NĐ-CP  gồm:

– Văn bản đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài;

– 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp (Trừ trường hợp Giấy phép lao động bị mất phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật);

– Các giấy tờ chứng minh trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động.

* Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại:

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 152/2020/NĐ-CP:

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

Xem chi tiết thủ tục tại: Cấp lại Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

5. Một số vấn đề cần lưu ý

* Sử dụng giấy phép lao động hết hạn bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử lý những vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo đó, trường hợp sử dụng giấy phép lao động đã hết hiệu lực, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người sử dụng lao động bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

– Đối với người lao động nước ngoài:

+ Hình phạt chính: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

+ Hình phạt bổ sung: Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

– Đối với người sử dụng lao động nước ngoài:

+ Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng;

+ Đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người: Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;

+ Đối với vi phạm từ 21 người trở lên: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm nêu trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

* Các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động theo quy định của pháp luật:

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động như sau:

– Giấy phép lao động hết hiệu lực do giấy phép lao động hết thời hạn; Chấm dứt hợp đồng lao động; Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp; Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp; Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt; Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.

– Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP này.

– Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Mọi thắc mắc, nhu cầu tư vấn liên quan đến dịch vụ xin cấp lại Giấy phép lao động và các dịch vụ pháp lý khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH CBI để được hỗ trợ.

[vc_row][vc_column width=”1/2″]

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.

[/vc_column][vc_column width=”1/2″][miako-vc-contact-info title=”THÔNG TIN LIÊN HỆ” company_description=”Công ty Luật TNHH CBI chuyên tư vấn về pháp lý doanh nghiệp, đầu tư và được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín tại Việt Nam.” address=”87A đường Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.” phone=”+ (84) 28 3979 8855″ email=”info@cbilaw.vn” fax=””][/vc_column][/vc_row]