MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP
Khi thực hiện giao dịch M&A, Nhà đầu tư không chỉ chú trọng đến các vấn đề kinh tế, chuyên môn về mặt kinh doanh, đầu tư sau khi kết thúc giao dịch M&A mà còn đặc biệt quan tâm đến chính sách đầu tư của Việt Nam liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của nhà đầu tư tại Việt Nam về các vấn đề pháp lý, rủi ro pháp lý và địa vị pháp lý của dự án/công ty mục tiêu.
Với đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực M&A, CBI tự tin cung cấp cho khách hàng các dịch vụ pháp lý sau đây một cách hiệu quả nhất theo mong muốn của khách hàng khi thực hiện M&A, cụ thể:
- Chính sách và cách tiếp cận đầu tư
- Thẩm định pháp lý của dự án/công ty mục tiêu
- Đàm phán và ký kết giao dịch M&A
- Bảo đảm về việc chấp thuận và giải trình
Cụ thể:
1. Chính sách và cách tiếp cận đầu tư
- Tư vấn các chính sách của Chính phủ Việt Nam về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trên cơ sở phân tích các hạn chế pháp lý và rào cản thực tế đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, viễn thông và ngân hàng;
- Tư vấn và cơ cấu các giao dịch liên quan đến mua bán và sáp nhập, đồng thời phân tích khả năng nhận được sự chấp thuận từ các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đối với các giao dịch đó;
- Tư vấn và sắp xếp các phương pháp tiếp cận phù hợp để thực hiện các giao dịch liên quan đến mua bán và sáp nhập. Đề xuất các giải pháp cho các vấn đề xảy ra trong lĩnh vực này.
2. Thẩm định pháp lý của dự án/công ty mục tiêu
- Tư vấn về tất cả các khía cạnh pháp lý liên quan đến giao dịch mua bán sáp nhập, bao gồm việc xem xét và tư vấn cho khách hàng về các tài liệu được sử dụng trong giao dịch, cùng với các đề xuất và/hoặc cảnh báo pháp lý cần thiết;
- Soạn thảo hồ sơ và đại diện cho nhà đầu tư hoàn tất các thủ tục liên quan đến giao dịch mua bán, sáp nhập;
- Chuẩn bị tất cả các tài liệu cần thiết để đăng ký giao dịch theo quy định pháp luật Việt Nam.
- Hỗ trợ hoặc đại diện cho các nhà đầu tư tiến hành thẩm định các khía cạnh pháp lý của công ty sẽ được sáp nhập, mua lại trong các giao dịch, bao gồm tình trạng pháp lý của tài sản, và nghĩa vụ thực hiện hợp đồng;
- Cung cấp các đánh giá pháp lý toàn diện về công ty và cả tài sản của công ty đó.
3. Đàm phán và ký kết giao dịch M&A
- Đại diện cho nhà đầu tư đàm phán với các công ty sắp sáp nhập hoặc mua lại liên quan đến giao dịch và soạn thảo tất cả các tài liệu cần thiết để hoàn tất giao dịch;
- Rà soát đàm phán, tư vấn cho nhà đầu tư về việc đàm phán và hoàn thiện hồ sơ giao dịch dựa trên kết quả của việc đàm phán.
4. Đảm bảo về việc chấp thuận và giải trình
- Đại diện cho nhà đầu tư nộp và theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ, đăng ký giao dịch với Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
- Đại diện cho các nhà đầu tư trong việc giải trình với Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để đảm bảo sự chấp thuận, đăng ký các giao dịch theo quy định của pháp luật.